MUỐN CHẾT HAY MUỐN ĐĂNG NHẬP HẢ ???




Join the forum, it's quick and easy

MUỐN CHẾT HAY MUỐN ĐĂNG NHẬP HẢ ???


Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Top posters

BOM (2099)
Một thoáng Myanmar Bar_leftMột thoáng Myanmar BarMột thoáng Myanmar Bar_right 
kẹo độc * (988)
Một thoáng Myanmar Bar_leftMột thoáng Myanmar BarMột thoáng Myanmar Bar_right 
†™Leo™† (505)
Một thoáng Myanmar Bar_leftMột thoáng Myanmar BarMột thoáng Myanmar Bar_right 
zZhieutran (465)
Một thoáng Myanmar Bar_leftMột thoáng Myanmar BarMột thoáng Myanmar Bar_right 
beatht (454)
Một thoáng Myanmar Bar_leftMột thoáng Myanmar BarMột thoáng Myanmar Bar_right 
pig4991 (411)
Một thoáng Myanmar Bar_leftMột thoáng Myanmar BarMột thoáng Myanmar Bar_right 
BoMusic (394)
Một thoáng Myanmar Bar_leftMột thoáng Myanmar BarMột thoáng Myanmar Bar_right 
style (270)
Một thoáng Myanmar Bar_leftMột thoáng Myanmar BarMột thoáng Myanmar Bar_right 
Mr.VVjn (174)
Một thoáng Myanmar Bar_leftMột thoáng Myanmar BarMột thoáng Myanmar Bar_right 
Dragon_Fr (148)
Một thoáng Myanmar Bar_leftMột thoáng Myanmar BarMột thoáng Myanmar Bar_right 

Latest topics

» ấm lòng khi về lại nhà xưa :x <3
by zZhieutran Tue Jan 29, 2013 9:23 pm

» Chuỗi sự kiện TẾT QÚY TỴ 2013
by BOM Sat Jan 26, 2013 12:22 pm

» Hình lớp năm lớp 11 còn sót lại trên giang hồ =))
by kẹo độc * Thu Jan 24, 2013 6:21 pm

» MYFISH - CHINH PHỤC ĐẠI DƯƠNG
by megame Mon Apr 16, 2012 4:32 pm

» ảnh lao động và học tập của mem c12 tại gò vấp nhé !!
by Yo_Most Sun Feb 26, 2012 4:16 pm

» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
by onlink Tue Feb 07, 2012 2:24 pm

» Học tiếng Nhật - Top Globis
by huyentramtop Wed Dec 07, 2011 1:49 pm

» Chuyên mục : Dự thi ảnh lớp C12 *
by stormy_night207 Thu Nov 17, 2011 1:01 pm

» HAPPY NEW YEAR 2011 - con MÈO
by stormy_night207 Tue Nov 15, 2011 7:46 pm

» Lưu Bút Online (All member)
by stormy_night207 Tue Nov 15, 2011 7:43 pm


    Một thoáng Myanmar

    idvn
    idvn
    Bạn là: TV Cấp 1
    Bạn là: TV Cấp 1


    Giới tính Giới tính : Nữ
    Posts Posts : 1
    Points Points : 10
    Thanked Thanked : 0
    Đến từ Đến từ : Ha Noi

    Một thoáng Myanmar Empty Một thoáng Myanmar

    Bài gửi by idvn Mon Jun 06, 2011 4:20 pm

    Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng chúng tôi cũng lên đường đi Myanmar vào dịp quốc khánh nước này (4-1-1947 – 4-1-2008). Một chút băn khoăn bởi nhiều thông tin trái ngược. Một chút tò mò khó hiểu vì những bài báo chủ quan.

    Myanmar trong ký ức của tôi hồi nhỏ: “là xứ sở thịnh vượng, xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới; đội bóng đá từng vô địch Châu Á. Quê hương của U Thant - Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vào năm 1961 - ông không chỉ là người Châu Á đầu tiên mà còn là người duy nhất không xuất thân từ phương Tây lãnh đạo một tổ chức quốc tế vào lúc đó… và …”.


    Chúng tôi bay từ Sài Gòn đi Bangkok và từ Bangkok chuyển máy bay đi Yangon. Từ trên không, Yangon bạt ngàn xanh, thấp thoáng những tháp vàng rực rỡ nổi bật trong nắng chiều, giữa vô số những mái nhà lụp xụp, gợi nhớ về hình ảnh quê xưa.

    Một ngôi chùa với tháp vàng đặc trưng ở Myanmar

    Sân bay quốc tế Yangon hiền hòa, bình lặng đến ngạc nhiên. Tôi đếm vỏn vẹn 7 máy bay (lúc về chỉ có 4). Dẫu vừa được nâng cấp khá đẹp, có tới 30 quầy thủ tục được trang bị màn hình mỏng nhưng chỉ mới sử dụng chưa tới 20%. Không có quầy đổi ngoại tệ, không bán bất cứ thứ gì.

    Cô Daw Sein Myint, giám đốc điều hành công ty SaimMar, đón chúng tôi tại sân bay, đi một vòng thành phố rồi mới đưa về khách sạn Summit Parkview. Đường rộng rợp bóng cây, mặt đường hơi xấu, xe hơi, xe lửa đều cũ kỹ. Xe Taxi thì hạ kính, xe buýt thì lộng gió, chỉ có xe tư nhân và du lịch mới có máy lạnh với toàn tay lái nghịch.

    Tuyệt nhiên không thấy xe gắn máy, xe đạp. Yangoon được người Anh qui hoạch ngăn nắp và lịch lãm, không có hẻm. Kiến trúc cổ Âu, Ấn, Trung xen lẫn với các công trình mới hiện đại. Chùa, nhà thờ và thánh đường Hồi giáo đều nổi bật. Có đường toàn biệt thự, có đường toàn chung cư cổ lỗ, có đường phố như quê.

    Khác với nét cũ kỹ của đường phố và xe cộ, khách sạn ở Yangon khá hiện đại. Điện thoại roaming mất sóng. Vào business Center gọi về Việt Nam 4 USD/phút. Đành mượn điện thoại cô Myint để liên lạc, giá chỉ bằng một nửa. Ở Myanmar điện thoại di động rất rẻ nhưng sim cực mắc, giá tới trên 1.000 USD/cái.

    Chúng tôi nhờ Myint đổi USD thành tiền Myanmar, 1 USD = 1.200 Chyat (tiền to, dày và thô) rồi đón xe Taxi đi dạo. Taxi ở Yangoon không có đồng hồ km, chỉ áng đoạn đường. Lúc đi khoảng 2km mất 2.000 Chyat, lúc về chỉ 1.500, khỏi trả giá. Siêu thị hàng hóa cũng đủ loại, đủ nguồn gốc, giá tương đương Việt Nam.

    Chợ Bogyoke bán rất nhiều đá quý, đồ trang sức, hàng lưu niệm bằng gỗ thơm và đồ thủ công. Giá rất rẻ, nhất là các loại tranh đá, vòng tay, dây chuyền… Trả giá thoải mái và có thể trả trực tiếp bằng USD. Vào một cửa hàng Internet, chúng tôi gởi mail và chat về Việt Nam, đường truyền hơi chậm, giá 3USD/giờ. Thị trường tranh tượng nghệ thuật của Myanmar cũng rất được thế giới chú ý.

    Khu China Town giống hệt Chợ Lớn thời bao cấp. Toàn trái cây, hàng rẻ tiền và thức ăn đường phố, cả thức ăn của người Hoa lẫn Myanmar. Giá mỗi phần ăn no chừng 1.5 USD, còn vào nhà hàng lớn phải tốn chừng 5 USD. Uống 1 ly nước đá sương sa rong biển và hạt é, chanh hết 3.500 VNĐ. Giá bia tương đương với Campuchia: 2 USD/lon trong nhà hàng.

    Đến các khu phố lao động của người Hồi, chúng tôi gặp các đám đông đang tổ chức nhiều trò chơi dân gian mừng Quốc khánh như leo cột tre, ngồi cột tre đánh bằng gối bông, nhảy cò và cả đá banh trên đường. Các máy điện thoại công cộng của tư nhân hoạt động rôm rả, giá cả cũng phải chăng. Buổi tối ở nhà hàng thuyền rồng nổi Karaweik được thiết kế và trang hoàng lộng lẫy có tiệc buffet và ca múa dân gian Myanmar, giá 10 USD/người. Ẩm thực Myanmar là tổng hợp từ ẩm thực Ấn Độ, Trung Quốc, Thái và cả Châu Âu.

    Myanmar là dân tộc ăn trầu nhiều nhất thế giới. Già, trẻ, lớn, bé, nam, nữ… ai cũng ăn. Đường phố nhiều chỗ đỏ nước trầu. Người Myanmar rất thích thoa một lớp vôi màu lên má. Có người bảo để làm đẹp, kẻ thì nói để giữ da và chống gió, người lại nói để cầu Phật!

    Trang phục truyền thống của Myanmar là Longchy dành cho nam (một loại xà rông may kín quấn vào chính giữa) với áo sơ mi hoặc Taipon (áo truyền thống) còn nữ thì mặc Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.

    Ra khỏi Yangon là gặp xe Honda, rất nhiều xe đạp và xe đạp lôi. Bị Mỹ cấm vận 30 năm nên kinh tế Myanmar gặp vô vàn khó khăn. Đến xe đạp cũng nhập từ Trung Quốc và Thái Lan rồi chế thêm cái thùng bé tí bên cạnh bề ngang chừng 4 tấc cho 2 người ngồi xoay lưng. Nhìn bề ngoài mảnh mai mà có thể chở cùng lúc 4 người (cả người đạp) hoặc 300kg hàng hóa. Nông nghiệp còn lạc hậu, vẫn là con trâu đi trước, cái cày theo sau.

    Trước đây người Myanmar thường lợp nhà bằng gỗ. Khác với ngói gỗ ở Lào, loại tấm lợp này được xẻ từ cây Pam thành từng miếng mỏng, xếp lớp như tranh. Tại các thành phố, bên cạnh những biệt thự vẫn còn sót lại nhiều mái che bằng gỗ Pam.

    Trên đường phố, thi thoảng gặp những người lính tuần tra hoặc gác cửa, các doanh trại quân đội cũng nhiều hơn. Có lẽ Myanmar là đất nước duy nhất ở Châu Á còn giữ nguyên vẻ chân quê, bình dị đến bất ngờ, chưa bị những mặt trái của kinh tế thị trường khuynh đảo. Người dân hiền hòa, có phần chịu đựng giữa bộn bề nghèo khó nhưng vẫn kiên cường, lạc quan.

    Một vùng di sản tâm linh

    Hơn 80% dân số Myanmar theo Phật giáo tiểu thừa, trong chùa chỉ thờ mỗi Phật Thích Ca. Sư sãi ăn uống như người thường nhưng không được sát sinh và không ăn sau 12g trưa. Sáng sớm, từng đoàn tăng lữ, áo nâu hay áo vàng tùy mùa, rồng rắn khắp các đường phố khất thực. Buổi chiều thì gặp các ni cô, cà sa màu hồng, cũng từng đoàn nhộn nhịp.

    Myanmar được xem là đất Phật nên dân chúng hiền hòa, hiếu khách, đi đâu cũng về với Phật, dù cuộc sống còn trăm bề khó khăn. Danh xưng “xứ sở chùa tháp” phải dành riêng cho Myanmar. Chùa nào ở Myanmar cũng có tháp vàng sừng sững, nhiều tháp cao trên 100m. Nền vàng rực rỡ trong nắng mai, lộng lẫy lúc xế chiều và hư ảo, lung linh vào buổi tối, đặc biệt vào các dịp trăng rằm. Chọn một góc cao tĩnh lặng, nhâm nhi cà phê, ngắm những tháp vàng kiêu sa giữa bóng đêm huyền hoặc, thấp thoáng bóng các tiên nữ múa hát liêu trai, du khách ngỡ mình đang lạc vào chốn mê cung trần thế.

    Ở Myanmar chùa nào cũng lớn, cũng bề thế thênh thang, lúc nào cũng tấp nập tín đồ thành tâm khấn nguyện. Mọi người đi chùa như về nhà mình, để quên bớt phiền muộn lo âu, để trút hết giận hờn ganh ghét, để thanh thản từ bi với Đức Phật bao dung. Vào chùa, mọi người đều đi chân đất, không mang vớ nên đến Myanmar cứ mang dép là tiện nhất. Lâu lâu có dịp đi chân trần, vừa massage chân xả stress, vừa thành tâm gần gũi đất trời.

    Tượng Phật ở chùa Shwe Dagon

    Shwe Dagon là chùa lớn nhất và nổi tiếng nhất ở Yangon với tượng sư tử và rồng Naga khổng lồ canh giữ. Vào chùa như lạc vào thế giới Phật. Gần 1.000 tượng Phật lớn, nhỏ, khuôn mặt đẹp đến lạ lùng. Tượng nào cũng có hồn và không tượng nào giống tượng nào. Tùy tâm can và lòng thành của tín đồ mà cảm nhận.

    Mấy chục tượng bằng cẩm thạch trắng, được du khách và tín đồ hành hương thường xuyên và thay nhau đến tắm Phật để cầu an cho gia đình và bản thân. Có người ngồi thiền giữa sân, có kẻ ngồi hẳn trong chuông chùa để tụng niệm. Có nhóm cầu kinh trước điện Phật. Tất cả đều thiện tâm và tự nguyện, không ồn ào nhang khói như nhiều chùa ở Việt Nam. Chủ yếu là dâng hoa quả và cúng đường.

    Khách nước ngoài chỉ mua một lần vé 10USD/người rồi đi khắp các chùa. Yangon còn có chùa Laba Moni nơi có tượng Phật bằng cẩm thạch xanh tro nguyên khối cao 20m và nặng hơn 900 tấn, có chùa Kaba Aye với hàng trăm tượng Phật bằng vàng đủ kích cỡ với tâm thái khác nhau.

    Về Bago, chúng tôi ghé chùa Kyakhat Wain Kyaung lúc 11 giờ hơn. Cả ngàn sư sãi lớn nhỏ tụ hội về dùng bữa chính trước ngọ. Các Sư Cả có mấy chú tiểu ngồi hầu, đệ tử chờ sư phụ ăn xong mới đến lượt.

    Đến Kanbawzathardi Palace và Musium vốn là bảo tàng và cung điện hoàng gia từ thế kỷ 16. Phế tích hoang tàn, còn sót lại những bức tường gạch cổ, những nền móng cũ đang cố chứng minh quá khứ hưng thịnh. Mấy tòa nhà mới được trùng tu và phục chế mà vẻ tráng lệ vẫn còn đậm nét trong từng họa tiết điêu khắc nạm vàng, nom có vẻ lạc lõng giữa cỏ cây hoang dại.

    Tượng Phật khổng lồ ở chùa Shwe Mawdaw

    Bago còn có chùa Shwe Mawdaw, chùa cao tới 116m với những tượng Phật đồ sộ. Trong chùa có tượng Phật dài 55m cao 16m. Phía sau, giữa trời xanh lồng lộng là tượng Phật dài 100m cao 20m. Chỉ riêng 2 bàn chân Phật nằm đã cao 16m. Vậy mà lâu nay nhiều người Việt Nam cứ bảo tượng Phật ở núi Takou - Bình Thuận dài 49m là tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á.

    Anh Naylin, hướng dẫn viên của đoàn cho biết tượng Phật lớn nhất Myanmar nằm ở Bagan, dài tới 300m, bên trong tượng là bảo tàng về Phật Pháp! Còn chùa Phật 4 mặt thì sừng sững giữa rừng cây. Đây là chùa duy nhất không có tháp. Bốn mặt Phật nhìn 4 hướng, bao quát cả vũ trụ càn khôn.

    Du khách đến viếng thường khấn nguyện trước tượng Phật hướng về quê mình rồi gióng chuông cầu an cho cha mẹ, anh em, thân hữu. Cả một Phật đường đồ sộ, nơi diễn ra các đại hội quyết định những vấn đề liên quan đến cả đạo lẫn đời, được xây dựng dưới ngọn núi nhân tạo độc đáo.

    Nếu còn thời gian, bạn có thể bay đến Madalay, thánh địa Phật Giáo Myanmar với hàng ngàn chùa Tháp. Nên đi khinh khí cầu để no nê chiêm ngắm toàn cảnh cố đô Myanmar từ thế kỷ XI. Ở Yangon, người Việt đếm chưa đủ 2 bàn tay, kể cả sứ quán nhưng lại có tới gần 50 cư sĩ và tăng ni đang theo học tại các học viện Phật Giáo Myanmar.

    Trên đường trở lại Yangon, nhớ viếng nghĩa trang War Cemetary, được thiết kế như một vườn hoa tĩnh lặng, bảo tàng sống của những người đã chết cho tự do, để nhắc nhở về một thời chiến tranh thế giới thứ 2 bạo liệt.

    Ngay cửa ngõ Yangon có miếu thờ thần hộ vệ cạnh cây đa cổ thụ lúc nào cũng nhộn nhịp khách đường xa và khói nhang nghi ngút. Vội thì ghé ngang thỉnh vòng hoa bình an thượng lộ. Còn đa phần khách xuống mua hoa vái xin phù hộ chuyến đi, cả xe cũng phải vái 3 lần bằng cách de ra - tiến vào kính cẩn.

    Myanmar - vùng đất nổi tiếng linh thiêng huyền bí. Không có chỗ cho các du khách thích giải trí vui chơi, hưởng thụ. Ai đến đây bằng cả thiện tâm thì ra về sẽ bội thu ân sủng.

    Rời Myanmar bay về Bangkok, chúng tôi đi thẳng xuống Kanchanaburi - nơi có chứng tích cầu sông Kwai bi tráng, mảnh đất từng đẫm máu các chiến sĩ quân đồng minh và nhân dân Đông Nam Á chống phát xít Nhật. Có những người Việt Nam hi sinh ở đây và hiện có con đường mang tên Việt Nam anh dũng.

    Các bảo tàng sẽ thay lời muốn nói, gởi thông điệp của những người đã chết cho nhân loại tự do. Đêm cuối chúng tôi ở Bangkok để thư giãn và chiêm nghiệm về hành trình lý thú Myanmar - Thái Lan: vùng đất di sản tâm linh kì lạ.

    Theo NGUYỄN VĂN MỸ - Lửa Việt tours Myanmar

      Similar topics

      -

      Hôm nay: Tue May 14, 2024 6:13 pm